Phát huy vai trò của HTX trong việc thực hiện chương trình OCOP tỉnh Nghệ An

Thứ bảy - 04/05/2024 06:05 29 0
            Đảng ta luôn xác định“Kinh tế hợp tác xã luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội”.
           Hợp tác xã là tổ chức kinh tế mang tính xã hội sâu sắc, bởi bên cạnh việc cùng sản xuất và cùng kinh doanh, tạo ra thu nhập thì hợp tác xã còn tạo điều kiện cho tất cả các thành viên của mình cùng lao động sản xuất, đóng góp trên cơ sở tự nguyện và được hưởng lợi từ việc lao động của mình qua đó đẩy mạnh liên kết theo chuổi giá trị. Đặc biệt tìm kiếm thị trường cho đầu ra sản phẩm.
          Sau gần 5 thực hiện chương trình OCOP được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các Bộ ngành trung ương; với quyết tâm chính trị cao của Cấp ủy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt là sự đồng tình, hưởng ứng của doanh nghiệp, người dân. Đến nay chương trình thực sự đi vào cuộc sống, tạo sức lan tỏa lớn. thực tiển 5 năm qua đã khẳng định đây là một chủ trương đúng ý Đảng, hợp lòng dân. Đến nay, toàn tỉnh đã có 567 sản phẩm được công nhận đạt hạng OCOP 3 sao trở lên. Trong đó và có 01 sản phẩm đạt 5 sao và 02 sản phẩm tiềm năng 05 sao; 37 sản phẩm đạt 4 sao; 531 sản phẩm đạt 3 sao; có 11/28 điểm du lịch nông thôn. Riêng lĩnh vực HTX có 110 HTX/701HTX có 184 sản phẩm OCOP chiếm 15,7% HTX có sản phẩm, chiếm 32,45% số sản phẩm OCOP toàn tỉnh đứng thứ 02 của cả nước sau Hà Nội và được bình chọn 1 trong 10 kết quả nổi bật năm 2021 của tỉnh, vượt 2 lần so với mục tiêu (Đề án đặt ra đến năm 2030 toàn tỉnh có 200 sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên); góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, hết năm 2023 toàn tỉnh đã có 317/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 77,13% tổng số xã; có 67/317 xã nông thôn mới nâng cao chiếm 21,14%; có 205 thôn bản đạt chuẩn; 10 xã nâng cao kiễu mẫu và 9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ XDNTM, bình quân 17 tiêu chí/xã. Có được kết quả trên chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm đó là: Ở đâu có s nhất là vai trò của người đứng đầu các cấp quyết liệt, thường xuyên, liên tục; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm của các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình vượt lên để trở thành nhà sản xuất kinh doanh có uy tín và thương hiệu trên thị trường chính là: nhân tố, động lực thúc đẩy chương trình OCOP phát triển và ngược lại.
          Tình hình hoạt động của lĩnh vực kinh tế tập thể. Trong những năm qua, lĩnh vực kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, số HTX tăng cả về số lượng và chất lượng. Đến tháng 12/2023, trên địa bàn toàn tỉnh có 701 HTX nông nghiệp, trong đó có 460 HTX hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt; 29 HTX chăn nuôi; 11 HTX lâm nghiệp; 14 HTX thuỷ sản; 14 HTX diêm nghiệp; 173 HTX dịch vụ tổng hợp. Có 160 HTX hoạt động tốt; 306 HTX hoạt động khá; 83 trung bình; 9 HTX yếu kém và 143 HTX mới thành lập chưa xếp loại hoạt động có hiệu quả, chiếm 64,41% số. Với tổng số 153.220 thành viên, doanh thu hàng năm khoảng 625 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 76 tỷ đồng/năm; tổng số cán bộ quản lý của HTX là 2.975 người, trong đó cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 36,90%; Các HTX đã tạo việc làm ổn định cho khoảng 3.850 lao động thường xuyên với thu nhập trung bình 42 triệu đồng/lao động/năm…                                              
                                                                 Sản phẩm của HTX nông nghiệp Sen Quê Bác
          Để phát huy vai trò của HTX trong việc thực hiện Chương trình OCOP theo tôi chúng ta cần làm tốt một số nội dung sau:
          Thứ nhất: Các Hợp tác xã cần đi đầu tiên phong trong nhận thức và hành động thực hiện chương trình OCOP; chuyển đổi nhận thức từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp “sản xuất địa phương hướng tới toàn cầu” sản phẩm của HTX NN là tiền đề động lực cho phát triển sản phẩm OCOP, việc phát triển sản xuất phải dựa trên quy luật “cung - cầu” thị trường quyết định đến sản xuất,  chất lượng sản phẩm làm nên thương hiệu; liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chính là chìa khóa giúp phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nông, nhà sản xuất và nhà tiêu thụ sản phẩm, thông qua liên kết để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, tăng quy mô sản xuất hàng hóa, áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại.
           Thứ hai: Phát triển HTX theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN trước hết đòi hỏi các Hợp tác xã cần giải quyết tốt các mâu thuẩn nội tại: giữa sản xuất nhỏ, manh mún với thị trường lớn và hội nhập; tích tụ, tập trung đất đai đáp ứng cho sản xuất lớn, tăng năng lực quản trị, tổ chức lại sản xuất từ (khâu sản xuất, chế biến đến khâu tiêu thụ) để vừa đảm bảo sản xuất ổn định phát triển vững chắc, vừa giải quyết được thị trường tiêu thụ sản phẩm.
            Thứ ba: Đẩy mạnh các hình thức liên kết trong và ngoài, ngang dọc theo chuổi giá trị. trước hết các Giám đốc, các cán bộ, xã viên Hợp tác xã phải có kiến thức nhất định về liên kết phải biết mình đã có cái gì và còn thiếu cái gì? từ đó đề ra mục đích, kế hoạch liên kết, lưu ý lựa chọn (công nghệ, ngành hàng, doanh nghiệp) đồng thời tính đến rủi ro (trước, trong, sau) khi hợp tác liên kết, đề từ đó lựa chọn đối tác phù hợp, đồng thời các HTX đã nắm bắt thông tin về thị trường một cách đầy đủ cả về (số lượng, chất lượng, phương thức và thời gian giao hàng) giúp các chủ thể OCOP phát triển sản xuất.
            Thứ tư: Hợp tác xã đóng vai trò dẫn dắt làm cầu nối trong việc tiếp cận các nguồn vốn, khoa học công nghệ. Đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm do hiện nay chúng ta sản xuất sản phẩm OCOP còn "Manh mún, nhỏ lẻ, tự phát" sản phẩm chủ yếu là sản xuất thô, gia công, nguyên liệu phải nhập từ bên ngoài nên giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp chưa cao, chất lượng thấp, giá cả chưa cạnh tranh… các HTX phát triển các mô hình HTX nông nghiệp dịch vụ gắn liền với phát triền vùng nguyên liệu, các sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng, các sản phẩm chủ lực của tỉnh tập trung liên kết với các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao công nghệ khoa học kỷ thuật, đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất và chế biến, xây dựng thương hiệu, nguồn vốn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ là chìa khóa giúp phát triển sản phẩm OCOP nói riêng nông sản nói chung.
           Thứ năm, Hợp tác xã đẩy mạnh chuyển đổi số xây dựng nền tảng số phục vụ kết nối, quản lý, điều hành thông suốt hệ thống hành chính, quản trị của Hợp tác xã; ngoài ra cung cấp và chia sẻ thông tin kịp thời về pháp luật, thị trường, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cho các thành viên các chủ thể, xây dựng môi trường kinh doanh, chia sẻ và tổng hợp dữ liệu, kết nối cung- cầu, các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư…
           Thứ sáu, Hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện nâng cao chất lượng hàng hóa sản phẩm theo chuổi giá trị để tham gia Chương trình OCOP. Hợp tác xã phải chủ động kết hợp giữa sản xuất truyền thống với ứng dụng công nghệ, khoa học – kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, coi đây sự sống còn của HTX, chủ thể sản xuất hàng hóa sản phẩm.
          Thứ bảy, Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường. Hiện nay việc phát triển sản xuất hàng hóa sản phẩm không khó bởi: có khoa học - công nghệ phát triển, trình độ phát triển sản xuất của nông dân được nâng cao cộng vào đó con người xứ Nghệ cần cù chịu khó có tay nghề cao, có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, là một trong những tỉnh có số lượng làng nghề truyền thống tương đối lớn, được thiên nhiên ưu đãi có nhiều vùng sinh thái, có đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, các vùng cây con đặc sản…Cái khó nhất hiện nay đó là tiêu thụ sản phẩm. Thời gian qua các HTX đã chủ động tìm kiếm thị trường giúp cho nông dân nói chung, các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP nói riêng có thị trường tiêu thụ ổn định.
            Tin tưởng rằng với bề dày truyền thống, với tiềm năng lợi thế của một tỉnh đất rộng nhiều vùng sinh thái, nguồn nhân lực dồi dào, sự quan tâm của các cấp, kinh tế tập thể của tỉnh sẽ phát triển không ngừng góp phần xây dựng thành công nông thôn mới nói chung, Chương trình OCOP nói riêng./.

Nguồn tin:     Nguyễn Hồ Lâm  - Chi cục Phát triển nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây