Một số tồn tại cần khắc phục trong việc hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá sản phẩm OCOP đợt I/2022

Thứ tư - 17/08/2022 05:03 955 0
Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2022
Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2022
     Sáu tháng đầu năm 2022 chúng ta triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”(OCOP) trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức, thời tiết bất thuận, giá đầu vào tăng cao, dịch bệnh Covid 19 tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mặt của đời sống; Song với sự quyết tâm chính trị cao của Cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự đồng thuận, hưởng ứng, nỗ lực của doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác và người dân nên 6 tháng đầu năm 2022 chương trình đã đạt được kết quả đáng ghi nhận đã có thêm 58 sản phẩm của 36 chủ thể dự đăng ký đánh giá phân hạng đợt I/2022 gồm: 7 Công ty chiếm 20%; 9 HTX chiếm 25%; 04 tổ hợp tác chiếm 11%; 16 tổ hợp tác, hộ kinh doanh chiếm 45% đạt hạng 3 sao trở lên (vượt 11,6% so với kế hoạch năm 2022 đề ra 58/50 sản phẩm). Điển hình như: Nam Đàn 10 sản phẩm; Đô Lương 12 sản phẩm; Yên Thành 6 sản phẩm.
Hồ sơ dự đăng ký đánh giá phân hạng đợt I/2022 cơ bản đầy đủ các yêu cầu như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sở hữu trí tuệ; Truy xuất nguồn gốc QR; Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP; Nguồn gốc nguyên liệu rõ rang; Giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường; Giấy chứng nhận mã số; Phiếu kết quả phân tích thử nghiệm; Phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP; Phiếu kiểm nghiệm định kỳ và Hồ sơ minh chứng: Sử dụng lao động; chứng minh nguyên liệu đầu vào; Năng lực, quy mô, tính hoàn thiện bao bì…
      Có được kết quả trên là do các cấp các ngành đặc biệt Sở Nông nghiệp và PTNT - Cơ quan thường trực chương trình phối hợp với các địa phương hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ một cách kịp thời có hiệu quả, đặc biệt là các xã quyết tâm đạt nông thôn mới nâng cao từ Bí thư, Chủ tịch đến toàn hệ thống chính trị vào cuộc một cách quyết liệt, điển hình như: Lãnh đạo huyện Nam Đàn, Yên Thành, Đô Lương; Cấp xã như: Nhân Thành; Tây Thành; Nam Lâm; Nam Xuân; Nam Nghĩa; Đông Sơn…Sự cố gắng vươn lên của các chủ thể như; Dầu lạc Trung bé; Bánh gai Dũng Hoa; Angri; Công ty CP Hà Duy Minh; Hằng Moon; Dương Hằng; Gà đồi Tây Thành; Mật ong đồi Dễ, Rượu Phương Thảo…Tuy nhiên, đây là năm thứ 4 vẫn còn một số sai sót trong quá trình lập hồ sơ như sau:
     I. Phần hồ sơ dự đánh giá phân hạng
Năm nay hồ sơ nhìn chung các địa phương tiến bộ hơn năm 2021 điểm hình như: Đô Lương, Yên Thành, Nam Đàn, tuy nhiên còn một số bộ hồ sơ chưa đảm bảo nguyên tắc theo khoản 3, điều 1 Quyết định 1048 ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ đó là xã đề xuất, huyện thành lập hội đồng đánh giá nếu đạt 50 điểm trở lên mới chuyển lên tỉnh và TW đánh giá (kèm theo phiếu đánh giá kết quả của hội đồng cấp huyện) thực tế một số địa phương còn phó mặc cho chủ thể hoặc để chủ thể đề xuất thế nào gửi lên thế ấy không đánh giá kỹ nên khi đưa lên tỉnh phải trả về bổ sung gây mất ý chí, thời gian cho chủ thể. Phần hồ sơ lộn xộn không theo thứ tự, nhất là tài liệu minh chứng chưa đóng kèm theo thứ tự theo phiếu chấm, thiếu bản gốc hoặc (Photô công chứng), các hợp đồng mua bán chưa đảm bảo tính pháp lý.
      II. Phần A: Sản phẩm và sức mạnh cộng đồng
     - Về nguồn nguyên liệu: các chủ thể chưa bám vào yêu cầu về một số tiêu chí cần đạt tối thiểu trong đánh giá, phân hạng sản phẩm của phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 781/QĐ-TTg của Thủ tướng còn ghi chung chung giữa nguyên liệu trong tỉnh và ngoài tỉnh nhất là sản phẩm qua chế biến.
      - Về hồ sơ bảo vệ Môi trường hầu hết các chủ thể chỉ quan tâm đến có quan tâm đến các tác động môi trường trong quá trình sản xuất, chưa có đánh giá tác động/kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành hoặc có nhưng thiếu minh chứng.
     - Về Năng lực sản xuất để phân phối các chủ thể chưa phản ánh trung thực năng lực, quy mô sản xuất (số lượng hàng hóa, doanh thu, sự dụng lao động, báo cáo tài chính, quyết toán thuế…)
     - Về tính hoàn thiện của bao bì hầu hết các chủ thể ghi thiếu thông tin trên bao bì được quy định tại Nghị định 111/2021/ NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ một số sai sót thường gặp sau:
      a) Tên hàng hóa một số chủ thể ghi một cách tùy hứng không theo đăng ký, không thống nhất với phân tích chất lượng sản phẩm.
      b) Tên gọi của chủ thể và địa chỉ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa một số chủ thể ghi thiếu thông tin như:
     + Về tên gọi của chủ thể: Một số chủ thể ghi không đầy đủ như chỉ ghi tên hộ sản xuất không ghi cơ sở sản xuất phía trước như trong giấy phép sản xuất kinh doanh, ghi Nguyễn Văn A chỉ ghi Văn A thậm chí ghi sai tên lót…
     + Về địa chỉ: Một số chủ thể khi thì ghi thiếu tên thôn (bản) hoặc xã.
     + Về xuất xứ và cơ bản ghi thiếu xuất xứ: Việt Nam.
     c) Định lượng: Cơ bản các chủ thể ghi đầy đủ, tuy nhiên trong thông tin trên bao bì  của nhóm “ thực phẩm” hầu hết các chủ thể ghi khác với phân tích về định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng, 100% từ tự nhiên.
     d) Ngày sản xuất và hạn sử dụng một số chủ thể ghi quá thời hạn cho phép, không logic.
     đ) Công dụng: 100% các chủ thể ghi thông tin không đúng với công bố và được cơ quan thẩm quyền cho phép nhất là nhóm (đồ uống, dược liệu) các chủ thể cố tình ghi công dụng vào trong khi đó chưa được kiểm nghiệm phân tích cho phép.
     e) Thông tin cảnh báo và cách bảo quản: Hầu hết các chủ thể không ghi có ghi cũng sơ sài.
     f) Lô sản xuất: Do sản xuất nhỏ nên các chủ thể thường bỏ qua không ghi.
     - Về phong cách bao bì: Các chủ thể chưa đầu tư đẹp và ấn tượng tiện ích và tiện lợi để thu hút người tiêu dùng mà chỉ đơn giản, không gây ấn tượng.
       III. Phần B: Khả năng tiếp thị
     a) Khu vực phân phối: Trong hồ sơ minh chứng số đại lý trong và ngoài tỉnh các chủ thể đưa số lượng hợp đồng vào nhưng không đảm bảo về nguyên tắc hợp đồng, thiếu ngày tháng, thiếu xác nhận nhất là tư cách pháp nhân của các đại lý.
     b) Phần quảng bá sản phẩm: Hầu hết các chủ thể ghi có hoạt động quảng bá nhưng khi kiểm tra lại không có hình ảnh minh chứng nhất là quảng bá trênWebsite.
     c) Câu chuyện sản phẩm
Hầu hết chưa có sản phẩm nào viết đầy đủ theo yêu cầu để dành điểm tuyệt đối (Lịch sử ra đời của Sản phẩm, Địa danh, Con người, Xúc tiến quảng bá và Bảo tồn....) nhiều câu chuyện copy của sản phẩm khác chỉ sửa tên, địa chỉ mà không nêu lên được tính khác biệt, tính độc đáo, kết hợp giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử địa phương, để tạo ra những sản phẩm cộng đồng độc đáo, giàu bản sắc được kết tinh từ bàn tay tài hoa, khối óc sáng tạo, thổi hồn sức sống, chất liệu sinh động từ văn hoá dân gian, bản sắc địa phương. Bên cạnh đó có một số sản phẩm viết được nhưng không phù hợp với tiếp thị sản phẩm, lấy trí tuệ /bản sắc của địa phương khác, không được tư liệu hóa…
     IV. Phần C: Chất lượng sản phẩm
Hầu hết các chủ thể thiếu giấy kiểm nghiệm định kỳ, kế hoạch kiểm soát chất lượng, một số chủ thể còn lẫn lộn giữa tự công bố chất lượng sản phẩm và kiểm nghiệm các tiêu chí; các chủ thể công bố bản tiêu chuẩn sản phẩm thiếu phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP.
Trên đây là một số tồn tại để các địa phương, các chủ thể tham khảo để hoàn thiện hồ sơ sản phẩm trước khi tham gia đánh giá phân hạng  đợt II/2022./.
 

Nguồn tin:  Nguyễn Hồ Lâm  - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Nghệ An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây